Đồng bạc Đông Dương ra đời như thế nào?

Đồng bạc Đông Dương ra đời như thế nào?

Hẳn bạn đã từng nghe nhiều người dùng chữ “bạc” như một loại đơn vị tiền tệ, chẳng hạn như “mấy triệu bạc”. Chính chữ “bạc” này là từ xuất phát từ loại tiền lưu hành thời Đông Dương thuộc pháp. Vậy, đồng bạc Đông Dương được ra đời như thế nào?

Đồng bạc Đông Dương là gì?

Đồng bạc Đông Dương là đơn vị tiền tệ người Pháp cho phát hành và lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954. Tiền giấy Đông Dương chia thành các đơn vị piastre, cent/centime và sapèque.
Một piastre bằng 100 cent. Một cent bằng 2-6 sapèque tùy theo từng thời kì. Theo đó thì một đồng bạc Đông Dương có giá trị từ 200 đền 600 đồng tiền thời phong kiến.
Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp.
Piastre dịch sang chữ Hán thành 元 (nguyên).  Khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến tháng 5, 1930 dân ta thông dụng gọi là đồng bạc hay ngắn gọn là bạc. Khi tiền Đông Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5, 1930 về sau thì được gọi là đồng vàng.

Cent tức sou khi phiên âm sang chữ quốc ngữ thành xu. Người Việt mình còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi chệch từ âm “giác” của chữ Hán 角). Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là 毛 (mao). Sapèque tục gọi là đồng kẽm hay đồng điếu là đơn vị có giá trị nhỏ nhất.

Đồng bạc Đông Dương ra đời như thế nào?

Sau khi triều đình nhà Nguyễn thua trận và Pháp chiếm được lục tỉnh Nam Kỳ,  họ chưa có loại tiền riêng để lưu hành, phải dùng đồng franc của Pháp và đồng bạc Mễ Tây Cơ.
Ngày 21/1/1875, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Banque de l’Indochine (Ngân hàng Đông Dương – chữ Hán đọc là Đông Dương Hối lý Ngân hàng). Ngân hàng Đông Dương thoạt đầu tiên cho đúc đồng Piastre de Commerce theo chế độ bản vị bạc. Nghĩa là đồng Piastre được đúc bằng bạc ròng (90%).
Đồng Piastre De Commerce của Đông Dương thuộc Pháp- hàm lượng Bạc 27 gr được khắc trên xu
Để bảo đảm uy tín cho đồng bạc của ngân hàng, Pháp bắt buộc phải dùng đơn vị tiền tệ là đồng bạc (piastre) trong việc lập ngân sách Nam kỳ kể từ niên khóa 1882. Mọi thu chi đều dùng đồng bạc Đông Dương gồm 2 loại: loại tiền xu và loại in bằng giấy.

Nhận thấy nhu cầu thống nhất tiền tệ cấp thiết để khẳng định quyền lợi kinh tế tuyệt đối của nước bảo hộ.  Năm 1883, Bác sĩ Harmand được chính phủ Pháp trao toàn quyền ký hoà ước Quý Mùi (Harmand Treaty) cưỡng bức triều đình Huế phải chấp nhận cho tiền của Ngân hàng Đông Dương lưu hành song song với tiền Việt Nam trên toàn quốc. 
Nhận thấy nhu cầu thống nhất tiền tệ cấp thiết để khẳng định quyền lợi kinh tế tuyệt đối của nước bảo hộ.  Năm 1883, Bác sĩ Harmand được chính phủ Pháp trao toàn quyền ký hoà ước Quý Mùi (Harmand Treaty) cưỡng bức triều đình Huế phải chấp nhận cho tiền của Ngân hàng Đông Dương lưu hành song song với tiền Việt Nam trên toàn quốc. 
One Dollars- Une Piastre- Hán ngữ: Nhất Nguyên: 1 Đồng Vàng Hải Phòng- khá hiếm

Đồng bạc Đông Dương đầu tiên được phát hành ở hai nơi: Sài Gòn (Cochinchina- Nam Bộ) và Hải Phòng (Tonkin- Bắc ) có hàng chữ Payable en especes au porteur- Ngân hàng cam đoan trả người sở hữu giấy này số bạc tương đương trên giấy. Người sở hữu giấy tiền này đem đến ngân hàng thì sẽ được nhận lại số đồng bạc tương đương ghi trên đó. Bởi vậy  người thủ quỹ ngân hàng thời này sẽ ký bằng tay trên tờ giấy bạc. Số lượng tiền phát hành rất ít nên giá trị sưu tập hiện tại là khá cao.
Hệ thống tiền tệ của đồng bạc Đông Dương khá phức tạp và đủ quý hiếm. Bởi vậy, để sưu tập đủ, nghiên cứu tường tận hệ thống tiền cổ Việt Nam này, phải đảm bảo “nghề chơi cũng lắm công phu!


Previous
Next Post »